Bí quyết để có bài luận tiếng anh hiệu quả nhất

Thân bài: gồm 2-3 đoạn văn, mỗi đoạn có 1 câu chủ đề nhằm củng cố cho luận đề kèm một vài ví dụ.

Tiếng Anh luôn là một trở ngại lớn đối với phần lớn người Việt. Không chỉ hạn chế về kỹ năng nghe – nói mà kỹ năng đọc – viết cũng là một khó khăn thường gặp, nhất là những bài viết tiếng Anh ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn trong công việc – học tập của học sinh, sinh viên và công nhân viên chức hiện nay.
Thực tế cho thấy, không phải vì thiếu từ vựng, yếu ngữ pháp mà mọi người gặp khó khăn trong phần viết. Mà vấn đề nằm ở chỗ mọi người không biết diễn đạt ý tưởng của mình sao cho rõ ràng và thuyết phục.
Sau đây là những bước cơ bản để bạn có thể viết một đơn giản.

1. Brainstorm ý tưởng

Để brainstorm ý tưởng, bạn hãy viết ra tất cả những suy nghĩ của bạn về chủ đề mà bạn đang viết trong vòng 3 – 5 phút. Ở bước này, bạn không nhất thiết phải liệt kê theo trình tự nào cả.
Brainstorm sẽ giúp bạn tận dụng hết những ý tưởng mình có thể nghĩ ra được. Nếu bạn chỉ nghĩ trong đầu mà không viết ra giấy, bạn sẽ bỏ mất rất nhiều ý tưởng hay, và bài luận sẽ kém phần phong phú.

2. Xác định luận đề

Luận đề là một khái niệm khá xa lạ đối với nhiều người học tiếng Anh nhưng luận đề lại vô cùng quan trọng bởi nó giúp bài viết đi đúng hướng, mạch lạc và thống nhất. Phong cách viết luận tiếng Anh yêu cầu người viết phải trình bày rõ ý kiến và quan điểm riêng của mình, những thông tin khác chỉ mang tính hỗ trợ chứ không phải là phần chính của một bài luận. Đó là lý do trước khi bắt tay vào viết luận, bạn phải xác định được luận đề – linh hồn của đoạn văn.
Luận đề được trình bày ở đoạn văn đầu tiên của bài luận. Các đoạn văn tiếp theo được dùng để minh chứng cho luận đề ấy. Ngoài ra, luận đề phải là một câu khẳng định hoàn chỉnh! Nó không thể là một cụm từ hoặc một câu hỏi.


3. Lập dàn ý

Từ luận đề mà bạn đã xác định ở trên, hãy bắt đầu lập dàn ý cho bài luận.
– Mở bài: gồm câu dẫn nhập, luận đề…
– Thân bài: gồm 2-3 đoạn văn, mỗi đoạn có 1 câu chủ đề nhằm củng cố cho luận đề kèm một vài ví dụ.
– Kết luận: nhắc lại luận đề và 2-3 ý chính bạn đã nêu ở thân bài và lời kết
Nếu có thể, hãy ước tính luôn số chữ bạn dự định viết cho mỗi phần để bài luận nhìn cân đối hơn. Ví dụ, nếu bài luận yêu cầu viết 500 chữ, bạn sẽ dành 100 chữ cho mở bài, 100 chữ cho kết luận, và mỗi ý trong thân bài từ 100 đến 150 chữ.

4. Viết

Khi bạn đã xác định được luận đề và lập dàn ý, thì việc viết luận sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Bạn chỉ cần nhớ sử dụng các từ như firstly, secondly, finally… hoặc moreoever, on the other hand,… để liên kết các đoạn văn lại với nhau.
Ngoài ra, đối với câu chủ đề của mỗi đoạn văn, mặc dù bạn có thể đặt nó ở đầu hoặc cuối đoạn, nhưng bạn vẫn nên đặt ở đầu đoạn văn khi mới tập viết hơn. Điều này cũng giúp cho người đọc nắm bắt được những ý chính mà bạn viết ra hơn.

5. Đọc lại bài viết

Khi đọc lại bài luận, bên cạnh việc sửa lỗi chính tả và ngữ pháp, bạn cũng nên chú ý câu mở đầu và câu kết:
– Câu mở đầu: Mở đầu phải thật ấn tượng để thu hút người đọc. Tránh dùng những câu như “This essay is about” hoặc “The topic of this essay is”…
– Câu kết: Đoạn kết của bài luận phải thể hiện được thông điệp chính mà bạn muốn truyền tải qua bài luận. Bạn muốn người đọc ghi nhớ điều gì nhất sau khi đọc xong.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *