Làm sao để vượt qua ải thử việc một cách đơn giản
Để chặng đường thử việc đạt kết quả tốt, việc tìm hiểu và thích ứng với hệ thống giá trị cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp là rất quan trọng.
Người ta thường ví von thử việc là giai đoạn cốt lõi thử thách giữa nhân viên thử việc với công ty để tiến tới “xe duyên” với nhau. Và không ít bạn trẻ đã phải nhiều lần “ngã ngựa” vào thời điểm mang tính quyết định này.
Hiệu quả công việc trên hết
Chất lượng công việc sẽ giúp bạn thăng tiến nhanh và mở ra nhiều cơ hội lớn, chứ lương bổng không nên là mục tiêu tiên quyết khi chọn công việc và môi trường thực tập hay thử việc.
Không khó nếu biết cách
Để chặng đường thử việc đạt kết quả tốt, việc tìm hiểu và thích ứng với hệ thống giá trị cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp là rất quan trọng. “Nếu nhân viên làm việc không trung thực với đồng nghiệp, với khách hàng thì chúng tôi chấm dứt hợp đồng lao động vì sự trung thực là giá trị quan trọng với công ty.
Về lý lẽ nào đó thì “Nhập gia tùy tục. Bạn cần có sự đối chiếu, so sánh những kỹ năng, giá trị của bản thân có phù hợp, đáp ứng với đòi hỏi, yêu cầu của doanh nghiệp không để có sự điều chỉnh, cố gắng cho phù hợp”. Ngoài ra thái độ làm việc nghiêm túc, có trách nhiệm và tinh thần cầu tiến, không giấu dốt của ứng viên được ông đánh giá cao.
Tuy nhiên, nếu lỡ thử việc không thành công thì cũng đừng quá đau đớn, mà cần coi đó như một bài học cho những lần sau, và điều quan trọng là rút ra được kinh nghiệm gì.
“Liều thuốc” vượt qua vòng thử việc
– Tập trung chuyên môn để nâng cao hiệu quả công việc.
– Quan sát, tìm hiểu văn hóa công ty, tính cách của sếp và đồng nghiệp.
– Quan tâm mọi người, chia sẻ những khó khăn với đồng nghiệp và sếp trực tiếp để mọi người hiểu nhau hơn.
– Chú tâm học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, chủ động đề xuất ý tưởng, trò chuyện với sếp về công việc.
– Quản lý thời gian hiệu quả, luôn có thái độ tự tin, cầu tiến…
– Tránh đi trễ giờ, góc làm việc lộn xộn, nói xấu người khác, tự kiêu, giấu dốt, đùn đẩy công việc…
Leave a Reply