Những kỹ năng cần có cho chuyên ngành kinh doanh
Nếu bạn học chuyên sâu hơn, bạn hoàn toàn có thể giảng dạy tại một trường trung học hoặc một trường đại học.
Bạn đang học chuyên ngành kinh doanh, thương mại vì đam mê hay vì đó hiện đang là một trong những ngành nghề “hot” được nhiều người lựa chọn? Dù lý do là gì thì mục tiêu chung của hầu hết mọi người là muốn có được một con đường sự nghiệp phù hợp sau khi ra trường. Hãy tham khảo những công việc mà first-viec-lam gợi ý dưới đây nhé!
1. Làm việc cho một công ty tư vấn
Đây có thể là một nơi tuyệt vời để bắt đầu nếu bạn đang quan tâm đến công việc kinh doanh. Công việc tư vấn sẽ giúp bạn tìm hiểu và thành thạo về rất nhiều ngành nghề kinh doanh.
2. Công ty kế toán
Làm việc tại một công ty kế toán sẽ giúp bạn hiểu được các chi tiết quan trọng của một doanh nghiệp đó là thống kê, tính toán, thuế, và xuất nhập hàng hóa.
3. Công ty lập kế hoạch tài chính
Bạn quan tâm đến việc đầu tư? Hay bạn muốn giúp mọi người tích lũy cho việc nghỉ hưu? Đừng ngần ngại nộp hồ sơ xin việc tại một công ty lập kế hoạch tài chính, ở đây bạn sẽ được thực hiện mục tiêu của mình.
4. Công ty đầu tư
Làm việc tại một công ty đầu tư có thể cung cấp cho bạn một cái nhìn độc đáo về một số các công ty khác cũng như cách họ làm việc.
5. Làm việc tại một công ty lớn
Hãy xem xét làm việc cho một công ty quốc gia (hoặc đa quốc gia). Bạn sẽ tìm hiểu về các ngành công nghiệp, tiếp thị, truyền thông, các vấn đề pháp lý, và các doanh nghiệp nói chung cũng như kinh doanh.
6. Tổ chức phi lợi nhuận
Hầu hết mọi người nghĩ việc kinh doanh là một cách tuyệt vời để kiếm tiền. Nhưng làm việc cho một tổ chức phi lợi nhuận là cách tuyệt vời để có một mức lương kha khá, đồng thời cũng có thể làm việc để hướng tới một xã hội nhân văn và tốt đẹp hơn.
7. Ngân hàng
Bạn có thể làm việc cho một ngân hàng lớn, quốc tế; hoặc có thể là một công đoàn tín dụng địa phương. Đây sẽ là một công việc thú vị và cũng đầy thử thách dành cho bạn.
Làm việc cho chính phủ. Ở một vài góc độ, chính phủ hoạt động như một doanh nghiệp. Bạn có thể ứng tuyển vào vị trí phù hợp với chuyên ngành và khả năng của mình.
8. Dạy học
Nếu bạn học chuyên sâu hơn, bạn hoàn toàn có thể giảng dạy tại một trường trung học hoặc một trường đại học.
9. Làm báo
Nếu có kiến thức chuyên sâu về kinh tế, kinh doanh cộng thêm khả năng viết lách và truyền đạt tốt, bạn có thể phát triển tài năng của mình và làm việc tại một đài phát thanh, đài truyền hình, báo viết hoặc báo điện tử.
10. Làm chủ một doanh nghiệp
Sau cùng, khi đã tích lũy được kinh nghiệm cũng như vốn hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh mà mình lựa chọn, bạn hoàn toàn có thể làm chủ một doanh nghiệp và bắt đầu xây dựng con đường kinh doanh cho riêng mình.
Leave a Reply